Chuyện ngụ ngôn

Cái bẫy chuột

Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy một bác nông dân cùng với vợ đang mở một chiếc hộp. “Hẳn là có đồ ăn gì trong hộp?” – con chuột tự hỏi.

Cái bẫy chuột Tiếp tục đọc

Categories: Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

"Filling a Position in a Yu Band" – Be there just to make up the number – Có chỉ để tạo lên số lượng

“Filling a Position in a Yu Band” – Be there just to make up the number – Có chỉ để tạo lên số lượng

Trong giai đoạn Chiến Quốc của Trung Quốc (475-221 TCN), ở nước Tề, nhà vua rất thích nghe âm nhạc chơi trên Yu, một nhạc cụ gió. Vì vậy, ông thành lập một ban nhạc hơn 300 người, và chơi cho ông ta nghe mỗi ngày.Và nhà vua dường như rất hài lòng với ban nhạc và hòa âm được thực hiện. Ông thường ban thưởng rất hậu hĩnh cho các nhạc công của mình.
Nhưng một vấn đề của thực tế, một trong những nhạc công, Nan Guo, không biết chơi nhạc cụ. Nhưng mỗi lần tấu nhạc, ông ta thường ngồi phía sau và giả vờ để chơi Yu cùng với những người khác. Và mọi thứ dường như tốt cho anh ta.
Cuối cùng, vị vua già chết, vị hoàng tử nối ngôi. Ông này thích nghe độc diễn hơn là hòa âm, vì vậy từng nhạc công phải biểu diễn một mình trước nhà vua. Biết không thể giả vờ được nữa, Nan Guo đã phải chạy ra khỏi cung điện.
Câu chuyện mô tả trường hợp hàng giả mạo được pha trộn với chính hãng. Câu thành ngữ “Có chỉ để tạo nên số lượng” ngụ ý là chớ sử dụng hàng hóa chất lượng kém hoặc những người kém hơn để bù đắp số lượng

Categories: Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | 1 bình luận

Sáng ba chiều bốn ( Triều tam mộ tứ)

Sáng ba chiều bốn ( Triều tam mộ tứ)

TRIỀU có nghĩa là buổi sáng , MỘ có nghĩa là buổi tối . Buổi sáng “ ba cái “ , buổi tối “ bốn cái “ có nghĩa là sao ?
Nghe kể rằng vào thời Chiến Quốc , có một ông già rất thích khỉ , ông đã nuôi cả một bầy khỉ . Do hàng ngày ông tiếp xúc với khỉ , cho nên ông có thể hiểu được tính tình của khỉ , những con khỉ cũng hiểu được lời nói của ông .

Những con khỉ mỗi ngày đều phải ăn rất nhiều thức ăn . Thời gian lâu dần , ông lão đã nuôi không nổi những con khỉ này nữa , ông phải giảm đi số lương thực của khỉ , nhưng mà lại sợ khỉ không vui . Ông nghĩ đi nghĩ lại , đã nghĩ ra được một cách hay .

Một hôm , ông nói với những con khỉ : “ Ta rất thích các ngươi , nhưng các ngươi đã ăn quá nhiều , tuổi của ta cũng đã lớn , không có cách kiếm tiền , cho nên bắt đầu từ hôm nay , ta phải giảm bớt lương thực của các ngươi rồi . Mỗi buổi sáng chỉ có thể cho các ngươi bốn hạt dẻ , buổi tối cho các ngươi ba hạt dẻ “.

Bầy khỉ vừa nghe ông lão đòi giả bớt lương thực , thì rất không vui , nhảy loạn cả lên . Ông lão nhanh chóng nói : ‘ Thôi được , thôi được như vậy đi , buổi sáng ta cho các ngươi ba cái, buổi tối cho các ngươi bốn cái như thế thì được rồi chứ “

Bầy khỉ vừa nghe buổi tối cho chúng thêm một cái thì đều rất vui mà nhảy cả lên .

Hiện nay chúng ta dùng TRIỀU TAM MỘ TỨ để hình dung một người thường thay đổi chủ ý , không đáng để người ta tin tưởng , hoặc là những người gạt người khác .

Categories: Chuyện Ngụ Ngôn, Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Bình luận về bài viết này

Văn kê khởi vũ

Name:  20100418-4.jpg
Views: 471
Size:  51.0 KB

Chữ “Văn” ở đây là chỉ nghe thấy. Còn chữ “Vũ” là chỉ múa kiếm. Ý của câu thành ngữ này là chỉ nửa đêm nghe tiếng gà gáy thì dậy tập múa kiếm.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tấn thư – Truyện Tổ Địch”.

Tổ Địch và Lưu Côn đều là danh tướng triều nhà Tấn, hai người thân nhau từ thuở nhỏ, đến tuổi thanh niên lại cùng nhau đến làm quan Bộ Tịch chuyên quản văn thư ở Tư Châu (Tức phía đông bắc Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay). Hai người rất tâm đầu ý hợp và đều mong muốn được cống hiến sức mình cho nhà nước. Họ ban ngày cùng làm việc với nhau, tối đến lại cùng ngủ một chỗ.

Bấy giờ, trong nội bộ tầng lớp thống trị của triều Tây Tấn xảy ra lục đục, thủ lĩnh các dân tộc thiểu số cũng nhân cơ hội này nổi loạn, khiến tình hình vương triều Tây Tấn hết sức nguy ngập. Tổ Địch và Lưu Côn đều rất lo lắng trước việc này.

Một hôm vào lúc nửa đêm, tiếng gà gáy từ xa vọng lại làm Tổ Địch thức giấc, anh tatrở dậy lay gọi Lưu Côn và hỏi có nghe thấy tiếng gà gáy không?
Lưu Côn lắng tai nghe một lúc rồi nói: “Đúng, đúng là tiếng gà gáy, nhưng gà gáy vào lúc nửa đêm là tiếng ác”.

Tổ Địch nghe vậy liền bác lại rằng: “Đó không phải là tiếng ác, mà là tiếng thôi thúc chúng ta dậy rèn luyện, nào hãy dậy mau”.

Lưu Côn cho là Tổ Địch nói đúng, bèn trở dậy mặc quần áo rồi cùng bước ra sân. Bấy giờ trên trời trăng sáng vằng vặc, hai người cùng rút kiếm múa với nhau cho tới khi trời sáng, quần áo đều ướt đẫm mồ hôi mới thu kiếm trở về phòng nghỉ.

Câu thành ngữ này dùng để nói về người có chí hướng tranh thủ thời gian rèn luyện để làm việc lớn.

Categories: Chuyện Ngụ Ngôn, Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Bịt tai trộm chuông

Bịt tai trộm chuông

Tên trộm đến nhà người họ Phạm ăn trộm, nhưng khi đến nơi thì mọi thứ trong nhà đều đã dọn đi cả, không có gì để lấy, chỉ còn lại một cái chuông lớn trong sân, tên trộm nghĩ: Cái chuông này có thể bán kiếm được chút tiền, thế là hắn nhấc lên thử nhưng nó quá nặng, không cách nào chuyển đi nổi. Hắn bèn nghĩ: Nếu đập vỡ cái chuông ra từng mảnh thì có thể đem về được, thế là hắn tìm một cái búa gõ nhẹ một cái, nhưng âm thanh lại vang đi rất xa. “Chết rồi! nếu bị hàng xóm nghe được thì làm sao đây?” Nghĩ thế, hắn liền bịt hai tai mình lại và gõ mạnh hơn. Người dân xung quanh nghe thấy tiếng chuông đổ xô và nhà họ Phạm, thế là tên trộm bị bắt.

Tên trộm cho rằng mình không nghe được tiếng chuông thì người khác cũng không nghe được. Bạn nghĩ xem, hắn hành động như thế có thông minh không? Hắn tự dối được mình, nhưng có thể dối được người khác chăng!

Categories: Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Nếm mật nằm gai

Nếm mật nằm gai

  

Đời Xuân Thu (722-479 trước D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá. Hằng ngày vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi phải cắt cỏ, hốt phân ngựa, gánh nước rửa dọn chuồng ngựa, kiếm củi nấu cơm… Suốt thời gian ba năm, chúa tôi sống một cách vô cùng vất vả cực nhọc, những vẫn bền chí đợi thời. Một hôm vua Ngô đau, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vua Ngô để được vua Ngô tin kẻ hàng giữ dạ trung thành. Nhờ đó mà cả ba được phóng thích về nước. Được trở về cố quốc, nhớ đến nỗi thất bại nhục nhã và bị giam cầm làm nô lệ, Câu Tiễn vô cùng căm uất, lòng canh cánh mưu toan báo thù. Tướng quốc Phạm Lãi nói: – Chúa công chớ lúc nào quên cái nhục ở ngục đá thì mới có cơ báo thù được nước Ngô. Câu Tiễn đáp: – Xin vâng lời dạy bảo! Bấy giờ giao quốc chính cho Văn Chủng, giao quân chính cho Phạm Lãi, nhà vua tôn hiền đãi sĩ, kính người già, thương kẻ nghèo, đối xử trăm họ như anh em nên được mọi người mến phục. Đến mùa làm ruộng, Câu Tiễn cũng vác cày đi cày. Vương phi Câu Tiễn cũng chăm việc dệt cửi. Cùng đám dân chia sự lao khổ, ăn mặc rất tiết kiệm. Muốn gấp báo thù, Câu Tiễn cố sức chăm chỉ làm việc suốt ngày đêm. Khi nào buồn ngủ thì lấy cỏ lục (rau răm) xoa vào mắt cho cay làm mắt phải mở. Chân lạnh muốn co thì dầm nước lạnh. Mùa đông lạnh thì ôm giá. Mùa hè nóng nực thì ngồi bên lửa. Bỏ cả giường nệm, lấy gai lấy củi lót nằm. Quả mật luôn luôn treo ở chỗ ngồi, chỗ nằm, thỉnh thoảng lại nếm một ít như để nhắc lại nỗi tủi nhục, khổ đau. Đêm nào cũng sùi sụt khóc. Khóc chán lại thở dài. Hai chữ “Cối Kê” lúc nào cũng lẩm nhẩm ở miệng. Theo 7 kế phá Ngô của Văn Chủng, mới thi hành được 3 thì nước Việt hưng thịnh, nước Ngô suy. Cuối cùng nước Việt báo được thù, thôn tính nước Ngô, và vua Ngô tự tử.

>>> Câu thành ngữ này được sử dụng để thể hiện ý chí biết vượt qua gian khổ để đạt được mục đích

Categories: Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Diệp Công hiếu long

Diệp Công hiếu long

Thời Xuân Thu, có một người nước Sở tên là Thẩm Gia Lương, tự Tử Cao, Huyện doãn Diệp Địa, do đó tự xưng là Diệp Công, nhưng mọi người đều g̣ọi ông là “Diệp Công Tử Cao”.

Việc Diệp Công say mê rồng đã đồn đại khắp nơi, ngoài chuôi kiếm mà ông thường ngày vẫn đeo có khắc hình rồng, mà ngay đến cột xà trong nhà ông đều điêu khắc hình rồng, trên tường nhà cũng có vẽ hình rồng, Thiên Long trên thượng giới biết được việc này vô cùng cảm động, bèn quyết định xuống trần gian một chuyến để cảm ơn Diệp Công.

Một hôm, khi Diệp Công đang ngủ trưa trong nhà, thì trời bỗng mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đùng. Diệp Công giật mình tỉnh giấc, ông vội vàng chạy ra đóng cửa sổ, thì bỗng thấy đầu Thiên Long thò vào cửa sổ, khiến ông sợ mất vía, khi ông quay người chạy vào trong nhà thì lại nhìn thấy một cái đuôi rồng to tướng vắt ngang trước mặt. Diệp Công không biết chạy đâu cho thoát, kinh khiếp đến nỗi mặt mày tái mét, chân tay bủn rủn, rồi ngã vật xuống không còn biết trời đất gì nữa, Thiên Long thấy Diệp Công ngất đi, thì chẳng hiểu ra làm sao, liền cụt hứng bay về thiên giới.

Kỳ thực, Diệp Công là người không thực lòng say mê rồng, mà chỉ ưa thích những thứ như rồng nhưng lại không phải là rồng. Nên ngụ ý của câu thành ngữ này, là có ý châm biếm những kẻ bề ngoài thì tỏ ra rất say mê một sự vật nào đó, nhưng không thực lòng.

Categories: Chuyện Ngụ Ngôn, Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Ngu Công di sơn

Ngu Công di sơn

Truyền rằng, thời xưa có hai trái núi là Thái Hàng và Vương Ốc. Có một ông già nhà ở phía bắc núi tên là Ngu Công. Do có hai trái núi này, nên mỗi khi đi đâu cũng phải đi vòng một quãng đường rất xa. Ông mới bàn với cả nhà muốn rời hai trái núi này đi. Mọi người đều đồng ý, rồi bàn đem đất đá đào lên sang đổ ở bờ biển phía đông và hướng bắc cách đó khá xa. Từ đó, Ngu Công cùng các con cháu bắt đầu đào núi. Tuy mỗi ngày chẳng đào được bao nhiêu, nhưng họ vẫn không ngừng kiên trì không mệt mỏi. Bấy giờ, có một cụ già nghe nói việc này mới đến khuyên Ngu Công rằng: “Ông làm như vậy chẳng sáng suốt chút nào cả. Sức lực và tinh thần của ông cũng có hạn thôi, vậy thì làm sao có thể san bằng được hai trái núi này?”.

Ngu Công bác lại rằng: “Cụ thật là ngoan cố khiến tôi chẳng biết giải thích thế nào. Dù tôi có chết đi thì còn có các con tôi. Các con tôi chết thì còn có các cháu tôi. Các cháu tôi lại sinh con đẻ cái, rồi đời đời kiếp kiếp cứ thế sinh con đẻ cái vô cùng vô tận, mà núi thì không thể nào ngày một cao lên được, thì còn lo gì mà không san bằng được?”.

Về sau, sơn thần thấy Ngu Công vẫn không ngừng đào núi, bèn lên báo với Ngọc Hoàng đại đế, tinh thần của Ngu Công khiến Ngọc Hoàng vô cùng cảm động, bèn sai hai thiên thần xuống trần gian cõng hai trái núi này đi. Từ đó, đường đi không còn bị trở ngại, Ngu Công đi đâu cũng chẳng phải đi vòng nữa.

>>> Ý của câu thành ngữ này là chỉ người biết khó vẫn làm, là người có tinh thần và nghị lực rất kiên định.
Ở VN chúng ta thì có câu này .
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Categories: Chuyện Ngụ Ngôn, Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Tích cân voi

Tích cân voi

Tào Xung được công nhận là một người đặc biệt tài năng và thông minh từ khi còn rất nhỏ. Khi cậu bé lên 6 tuổi, trí thông minh của cậu được mọi người cho là đã tương đương với một người lớn.

Một ngày, Tôn Quyền, người sau này cai trị nước Đông Ngô trong thời Tam Quốc gửi cho Tào Tháo, nhà lãnh đạo thực quyền tại phương Bắc một con voi làm quà. Khi con voi được gửi tới Kinh thành Hứa Xương, Tào Tháo dẫn văn võ bá quan cùng con trai Tào Xung tới xem con thú.

Tào Tháo chưa từng trông thấy con voi bao giờ. Con voi rất cao và to, chân của nó dày như chiếc cột nhà và người ta có thể đi dưới bụng của nó.
Tào Tháo nói: “Đây thực sự là một con voi khổng lồ. Nhưng nó nặng bao nhiêu? Có ai biết cách cân nó không?”

Đây là một câu hỏi hay và nó đã khuấy động sự bàn tán trong văn võ bá quan.

Một người nói: “Chúng ta phải làm một cái cân thật lớn.”

Người khác lại nói: “Chiếc cân ấy phải lớn đến như thế nào? Và ông có thể đảm bảo con voi không bước ra khỏi cái cân không? Cách duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra là giết con voi và xắt thịt nó thành từng mảnh.”

Những người khác cười nhạo viên quan này; họ cho rằng đề nghị của ông ta đúng là một ý kiến ngu xuẩn. Họ cũng không đồng ý giết con voi.

Lúc ấy, một đứa bé bước ra và nói: “Cha, con biết cách cân con voi.”
Tào Tháo vô cùng thích thú và cười lớn khi ông thấy rằng đó là đứa con trai Tào Xung của ông. Ông nói: “Con vẫn chưa đến tuổi đâu. Con vừa nảy ra ý tưởng gì vậy? Hãy nói cho cha biết và cha sẽ xem nó có ý nghĩa gì không.”

Tào Xung bèn giải thích điều cậu vừa nghĩ ra. Tào Tháo rất hài lòng. Ông lập tức truyền lệnh cho binh lính chuẩn bị cân con voi. Rồi ông nói với văn võ bá quan: “Đi thôi! Chúng ta sẽ xem con voi được cân bởi dòng sông.”

Tất cả văn võ bá quan đi theo Tào Tháo ra bờ sông, nơi một chiếc thuyền lớn neo đậu ở đó. Tào Xung yêu cầu lính gác dẫn con voi lên trên thuyền. Khi chiếc thuyền đã thăng bằng, cậu bé vạch một vạch đánh dấu mức nước lên thân chiếc thuyền. Rồi cậu hạ lệnh đưa con voi ra khỏi chiếc thuyền. Sau đó cậu yêu cầu lính gác khuân những khối đá với nhiều kích cỡ lên trên thuyền, và chúng khiến chiếc thuyền chìm thêm xuống mặt nước. Khi mực nước đã đến mức được đánh dấu trên thân thuyền, cậu ra lệnh cho lính gác ngừng khuân đá.
Ban đầu, văn võ bá quan không hiểu điều gì đang diễn ra. Họ nhanh chóng hiểu được quá trình khi trông thấy mực nước đạt đến mức được đánh dấu.

Họ thốt lên: “Ý kiến hay! Ý kiến hay quá!” Mọi người đã đoán được rằng tất cả những gì cần làm chỉ là cân đống đá và tính tổng lại để xác định trọng lượng của con voi.
>>> Người TQ từng khinh thường, nghĩ rằng ở VN không có người tài nên cũng bày trò thách đố cân voi, tuy nhiên họ không ngờ rằng Trạng lường Nguyễn Thế Vinh có thể giải đố xuất sắc như thế, có thể là ông học theo cách của người xưa, hoặc cũng có thể đó là tư tưởng lớn gặp nhau. Cái này trời biết, đất biết, các ngài ấy biết.

Categories: Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Có công mài sắt có ngày nên kim

Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu thành ngữ này dựa trên 1 tích truyện cổ của TQ, truyện là: Lý Bạch thời niên thiếu không chăm chỉ học hành và thiếu tính nhẫn nại, rồi ông nghỉ học và rời trường. Trên đường đi ông gặp một bà già đang mài một thanh sắt. Lý Bạch đã rất ngạc nhiên và hỏi tại sao bà ấy lại làm như vậy. Bà lão trả lời: Tôi muốn mài nó thành 1 cây kim. Lý Bạch nghe thấy vậy tự cảm thấy hổ thẹn, do đó ông lại quay về trường và từ đó ông miệt mài học hành.
Sau này ông trở thành nhà thơ nổi tiếng nhất trong nhà Đường của Trung Quốc cổ đại. Lý Bạch cùng với Đỗ Phủ , là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Khoảng 1000 bài thơ của ông vẫn còn cho tới ngày nay.

Categories: Chuyện Ngụ Ngôn, Chuyện ngụ ngôn, Truyện | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.